Translate

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Chuyện Hai Mình -TẬP MƯỜI



 Cùng viết: Tony & Rainy HỒI MƯỜI : BÍ MẬT ĐAO VÀ KIẾM


Khi lực lượng chi viện đến thì trận chiến đã kết thúc lúc đó trời đã mờ sáng, Tony công tử nhờ quân cứu viện đi cắm cờ trên các đảo còn lại còn chàng và các chiến sĩ còn sống ngồi thở dốc vì quá mệt. Địch quân gần như bị tiêu diệt hoàn toàn nhưng nghĩa quân chết cũng khá nhiều, chàng đi tìm Rainy thì thấy tiểu đệ đang ôm xác của Hoàng Vân cô nương, Tony nhẹ nhàng đánh thức Rainy dậy, y mở mắt hốt hoảng:
- Ôi ! đệ còn sống, huynh còn sống, ai thắng hỡ huynh.
Tony mỉm cười:
- Phe ta thắng.
Rainy bật dậy nhìn quanh, y la lên:
- Sao người chết nhiều quá.
Lần đầu tiên y tham gia một trận đánh có thật giống như phim, y bàng hoàng nhìn Thanh Vân đang khóc trước xác Hoàng Vân cô nương. Sau đó các người chết được chôn ở mé phải của đảo Cát Vàng, sau nầy sẽ thành Nghĩa Trang liệt sĩ, bọn Hải tặc cũng được chôn,phía trái của đảo, một số người định thả xuống biển làm mồi cho cá nhưng Tony can ngăn, những
người hải tặc bị thương được nhóm tù bình của họ săn sóc trên những tàu có mang quốc kỳ và quốc huy nước họ, cứ 100 tù binh thì săn sóc 100 người bị thương cùng ở trên một chiếc tàu để về quê quán, đặc biệt những người bị thương vì con Chí cắn được Tony công tử tặng cho những củ nhân sâm 100 tuổi và bày cách thức chửa trị, bọn Hải tặc cảm động, họ không ngờ Tony đối xử với kẻ thù còn hơn sĩ quan họ đối với thuộc cấp , mang thân phận người lính  khi chiến đấu thì lăn xã bảo vệ các sĩ quan mà quyền lợi thì lãnh đạo họ dành hết. Những chiếc tàu không biển số, không cắm quốc kỳ thì đền bù cho các ngư dân bị tàu Hải tặc phá trong những tháng trước, số tàu dư được chia cho các ngư dân  tỉnh bạn trước đây từng bị Hải tặc bắn phá. Những người bị thương nặng của nghĩa quân được được bạn bè đưa lên máy bay, máy bay nầy do bằng hữu phi công của Tony lái về phi trường Chu Lai, sau đó họ được đưa về bệnh viện Đa Khoa Quãng Ngãi chữa trị. Trong đống đổ nát cháy dang dở, nghĩa quân tìm thấy xác con Chí và bọn Hải tặc cháy đen thui cùng với xác năm nghĩa quân, con Chí và năm nghĩa quân được chôn mé phải , sau nầy bia mộ của nó mang tên : Chí Anh Hùng, vậy là sau bốn ngàn năm chu du trong truyện cổ tích, con Chí trong 1001 đêm đã kết thúc đời mình bằng một cái chết vẻ vang, mộ Chí Anh Hùng nằm sát bên mộ Hoàng Vân Thanh nữ và những vị Anh Hùng khác, lịch sử sẽ không quên họ.
Đến trưa thì chính quyền và quân đội Việt Nam ra tiếp thu quần đảo nhưng trước đó Tony đã dặn dò cho những người trẻ tuổi ở Cù Lao Ré là họ phải lập nghiệp ở đây đến lục tuần thì về định cư ở Cù Lao Ré để lớp trẻ ra thay, luôn luôn để hải đảo một lực lượng trẻ khỏe để bám đảo và giữ biển. Từ đó trở đi, theo lời dặn của Tony công tử vùng hải đảo San hô nầy luôn được bảo vệ bởi những người con dân khỏe mạnh của Đảo, lớp người đầu tiên là Trần Tuấn, Hải Đăng,Thúy Bình, Sương Mai, Rái Cá, Rái Em và những ngư dân tráng niên của đảo. Còn bọn Hải Tặc khi về chính quốc sau ba ngày lênh đênh trên biển khơi, họ trở thành những tuyên truyền viên cho cho ngư dân Cù Lao Ré, lòng quả cảm, tinh thần nhân đạo của ngư dân đã cảm hóa họ, đến nỗi chính quyền tham lam mỗi lần điều binh đi phục thù để dành lại quần đảo  thì y như hải đội đó
bị bão táp đánh tả tơi, hoặc bị hư bánh lái. tốn kém quá mà chẳng được gì lâu riết họ bỏ ý định phục thù rửa hận .Tổng kết trận hải chiến, ngư dân đảo chết 401 người, thân hữu của Tony công tử chết 105 người, số người bị thương hai nhóm là 54 người trong đó có hai người nữ bị thương nặng là Lan Cô nương và Tuyết Hoa cô nương, họ bị súng của hải tặc bắn trúng sườn và chân đang ở Bệnh viện Quãng Ngãi để Bác sĩ phẩu thuật gắp đạn, có hai người khỏe mạnh  túc trực bệnh viện suốt ngày đêm để lo cho hai cô là viên phi công và chàng kỷ sư vi tính, còn ở đảo sau khi thắp hương lên mộ Hoàng Vân cô nương, chàng kỹ sư điện tình nguyện đưa Thanh Vân về Nữ Trà Sơn trang vì sau cái chết của tiểu muội nàng suy sụp từ thể chất đến tinh thần.
Tony và Rainy gần chiều mới về lại Cù Lao Ré, hai người được bà con ngư dân đón tiếp niềm nở, họ đến thăm thân nhân những người hy sinh cho trận hải chiến vừa qua, trong nỗi mừng vui chiến thắng vẫn còn quá nhiều những giọt lệ thiên thu dành cho người đã mất...Buổi tối hai người ngồi trước hiên bệnh viện ngắm trăng sao, nghĩ đến cuộc chiến
vừa qua lòng bồi hồi thương cảm.Thật lâu, Rainy mới ngập ngừng nói với Tony:
- Huynh nè, đệ có chuyện nầy muốn kể cho huynh nghe, nhưng nghe xong huynh cấm lêu lêu đệ nghen.
Y nói lần thứ hai vẫn không có tiếng trả lời, y nhìn Tony thì thấy đại huynh của y đang mơ màng nhìn trời cao môi đang chúm chím cười, có lẽ y đang tơ tưởng một điều gì đó rất thú vị, Rainy chợt cảm nhận rằng đại huynh của y đã yêu, y bàng hoàng nhìn khuôn mặt của một người đang yêu và sững sờ.
Hồi lâu, Tony chừng như tỉnh mộng, y nói :
- Đêm thật là đẹp, đêm bình yên quá.
Rainy chọc quê y:
- Có người đang yêu nên nhìn gì cũng thấy đẹp.
Con người lang bạt kỳ hồ như Tony khi động đến chuyện tình thì cũng đỏ mặt như ai? y cười khỏa lấp:
- Huynh định kể cho đệ mà đệ đã biết hết trơn.
Rainy hỏi tới:
- Hồng Ngọc cô nương phải không ?
Tony gật đầu. Rainy hỏi thêm:
- Đệ tưởng huynh có cảm tình với Thanh Vân cô nương mà Lan cô nương cũng xinh sao huynh không tơ tưởng hè?
- Mấy người đó huynh coi như bạn.
- Rồi con Chí chết huynh trả lời sao với Hồng Ngọc cô nương.
- Thì huynh đem tấm thân huynh trả nợ cho nàng chớ sao nữa?
- Huynh định đóng đô Ngọc Linh Sơn suốt đời hả?
- Ừ! việc nước đã xong bây giờ huynh bắt chước Vô Kỵ vẽ lông mày cho Hồng Ngọc
Rainy đưa kiếm quang ra:
- Đây là quà cưới của đệ mừng huynh và Hồng Ngọc cô nương.
- Không , đệ hãy giữ để phòng thân, huynh ở trên núi cao ai dám tới khiêu chiến mà nếu có thì một thanh Đồ Long đao cũng đủ rồi.
Rainy cười gượng:
- Huynh biết trong hai thanh đao và kiếm nầy chứa gì không?
- Bí kíp võ công hả? huynh lại càng không cần.
Rainy lắc đầu:
- Trong thanh Đồ Long Đao là cây bút vẽ lông mày, trong Ỷ Thiên Kiếm là hộp mascara để sơn mày đấy từ đời Thành Cát Tư Hãn để lại.
Tony tròn mắt:
- Ủa có chuyện lạ vậy sao?
Nhắc lại chuyện xưa lúc Triệu Minh và Chu Chỉ Nhược gặp nhau, Triệu Minh có hỏi Chu Chỉ Nhược:
-Ngươi đẹp hơn ta, võ công giỏi hơn ta, có kỷ niệm với chàng từ thời thơ ấu lại được võ lâm chính phái ủng hộ, tại sao chàng lại chọn ta ngươi biết vì lẽ gì  không?
Chu Chỉ Nhược gằn giọng:
- Vì ngươi dùng thủ thuật ma thuật  mê hoặc chàng.
Triệu Minh không cải lại gật đầu:
- Đúng rồi! ma thuật ở trong cây bút vẽ và hộp sơn lông mày đây, của tổ mẫu ba đời của ta để lại. Bà là Bột Nhĩ Thiếp chánh phi của Đại Hãn, mặc dù Đại Hãn rất nhiều phi tần nhưng nhất nhất mọi lời bà nói ông đều khắc cốt ghi tâm không dám cải vì đôi lông mày ma mỵ của bà, vừa đẹp và đầy uy lực muốn gì được nấy.
Theo lời bà kể lại khi bà bị bộ lạc Miệt Nhĩ Khất bắt cóc, bộ lạc nầy giao bà cho Chilger Boke quản lý, một nữ phù thủy của bộ lạc nầy bị lỗi với Chilger Boke suýt bị chết được bà xin tha, cảm phục tấm lòng của bà nữ phù thủy đã tặng bà cây bút và hộp vẽ thần kỳ đó.
Chu Chỉ Nhược để tâm, cô bắt Trương Vô Kỵ hứa với cô một điều và anh chàng Trương Vô Kỵ nhận lời, khi Vô Kỵ sống với Triệu Minh được một tuần thì Chu Chỉ Nhược đến đòi nợ, cô đòi vào thăm buông riêng đôi vợ chồng mới, Triệu Minh không chịu nhưng Trương Vô Kỵ đồng ý. Vào phòng Chu Chỉ Nhược tìm thấy bút vẽ và hộp màu không khó , cô nạy mũi hàn
thanh Đồ Long Đao bỏ vào đó cây bút chì, còn hộp màu cô cũng tách mũi hàn của Ỷ Thiên Kiếm bỏ vào xong đi ra từ biệt họ. Vô Kỵ dành vào trước kiểm tra vì sợ cô bỏ hỏa lôi thiêu cháy phòng. Khi thấy chỉ mất đồ mackeup phụ nữ, y mừng rơn đi mua đồ thế vào, từ đó y suốt ngày cứ vẽ lui sửa tới mà đôi lông mày Triệu Minh vẫn xấu tệ.
Còn về Chu Chỉ Nhược, sau khi ăn cắp bí quyết của Triệu Minh cô đợi ngày Vô Kỵ trở về với mình mà đợi hoài không thấy, lại nghe nói mỗi ngày Vô Kỵ vẽ lông mày cho vợ đến mười lần cô càng u sầu đau khổ, về sau trước khi mất cô chuyển kiếm quang cho nữ môn đệ cùng họ và kể bí mật của Đao và Kiếm do cô tạo ra, cứ như vậy cho đến khi nhà Mãn Thanh
tiếm ngôi nhà Minh, các quan lại cũ của nhà  Minh  là Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn (Quảng Tây- Trung Quốc), Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm (Quảng Đông - Trung Quốc) không chịu làm tôi nhà Thanh, đem 3000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại
Việt. Chúa Nguyễn Phúc Tần nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này cùng với những lưu dân người Việt định cư trước đó đã chia nhau ở đất Đồng Nai, Biên Hòa, Mỹ Tho (Tiền Giang), cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố,  trong nhóm nầy phần lớn là người họ Chu [ hậu duệ của Chu Nguyên Chương, Chu Chỉ Nhược v.v.v.]  người nữ cuối cùng họ Chu giữ Ỷ Thiên Kiếm là mẫu thân của Rainy.
Tony công tử nghe Rainy kể một hồi thì y buồn cười quá nhưng y vẫn từ chối:
- Thôi đệ cứ giữ kiếm đi đây là vật gia bảo của mẫu thân đệ, còn huynh bắt chước Vô Kỵ mỗi ngày vẽ mười lần lông mày cho Hồng Ngọc mới phê.
Rainy bỏ mặt cho vị tiểu huynh mơ mộng, y về phòng ngủ. Sáng hôm sau huynh đệ họ đáp tàu về cảng Sa Kỳ rồi chia tay. Trước khi giã từ, Tony công tử khuyên Rainy:
- Đệ đừng oán ghét nữ nhân nữa? huynh chỉ mong một ngày đó sẽ có một giai nhân sẽ cảm hóa con người đệ lúc ấy đệ sẽ hiểu thế nào là Yêu?
Rainy cười:
- Vậy huynh hiểu thế nào là Yêu?
- Yêu là luôn quan tâm về người đó luôn nghĩ về họ và mong muốn họ chia sẽ vui buồn với ta.
- Vậy thì đệ không cần Tình Yêu, vì huynh chẳng từng lo cho đệ đó sao?
- Đệ thật buồn cười tình bạn khác tình yêu chứ? mà Đệ có dự đám cưới huynh không ?
- Ngày nào?
- Phụ thân Hồng Ngọc muốn vào ngày rằm Trung Thu .
- Còn hơn hai tháng nữa mà ngày đó đệ bận rồi.
- Vậy bao giờ ta lại gặp nhau?
- 45 năm nữa?
Tony nheo mắt:
- Sao không rút lại còn bốn năm rưởi , hay bốn tháng rưởi?
- Đệ thích như vậy đó. Bây giờ huynh đi đi, đệ sẽ nhìn theo khi bóng huynh còn một cái chấm thì đệ khởi hành.
Tony công tử vẫy chào Rainy rồi quay lưng, Rainy lẩm bẩm;
- 45 năm , bốn năm rưởi hay bốn tháng rưởi nào có thay đổi được gì đâu?
[ còn tiếp ]

Tham khảo:
- http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa Đồ Long Đao & Ỷ Thiên Kiếm của Kim Dung
-Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim