Translate

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Chuyện Hai Mình - TẬP BẢY

 
Chuyện Hai Mình
Cùng viết: Tony & Rainy
TẬP BẢY: LUẬN VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
NHẠC: TÌNH CA

DUY CƯỜNG HÒA TẤU

Sau khi rời Lan gia trang hai huynh đệ họ lại sóng đôi như trước khi lên đỉnh Ngọc Linh, đi một quãng đường dài  Rainy thư sinh chợt nhớ ra là y đang hờn Tony công tử vì vậy y bước chậm lại để tạo khoảng cách với vị tiểu huynh của y, trong khi Tony không để ý, y dở khinh công lướt nhanh như gió, chỉ mấy canh giờ họ đã đi qua các tỉnh Khánh Hòa , Bình Định hai tỉnh nầy đều là các tỉnh duyên hải có bờ biển đẹp họ lướt qua những hàng dương liễu xanh um, những hàng dừa bát ngát, gió biển lan man trên mái tóc họ. Đây cũng là biển, biển đẹp  nhưng chủ ý của Tony công tử không dừng lại nơi đây, chỉ khi đến địa đầu của tỉnh Quãng Ngãi gặp một đám đánh nhau Tony công tử mới dừng lại, trước mặt họ là ba người  đang dùng những  dao nhọn lăm lăm trong tay để uy hiếp một thanh niên không có vũ khí. Nhìn dáng đi liêu xiêu của ba người nọ thì hình như cả ba đang say rượu nên họ liên tiếp phóng dao mà người thanh niên đều né tránh  được, bực tức vì ném sai mục tiêu họ xí xa xí xô ấm ỉ . Nghe tiếng nói họ Tony công tử nỗi khùng:
-Bọn này thật là mặt dạn mày dày đã tha hương cầu thực còn không tôn trọng người chính xứ.
Dứt lời, y lượm ba viên sỏi theo thế Mân Côi liên thủ tung thẳng vào chân của ba gã say rượu kia. Ba viên đá không lớn nhưng dựa vào nội lực phi thường của Tony công tử nên lao vun vút, ba gã say đang khua môi múa mỏ bỗng rú lên quay lại nhìn thấy hào khí ngất trời của Tony công tử mấy gã thất kinh, khập khiểng chạy trốn.
Vừa lúc Rainy thư sinh trờ tới, y vỗ tay lia lịa:
- Thủ pháp đại huynh kỳ diệu lắm, bội phục
Người thanh niên thoát nạn ba gã say rượu ngõ lời cám ơn huynh đệ Tony và y khẩn khoản mời hai người về nhà mình chơi. Trên đường đi, y cũng kể  thân thế mình cho hai bằng hữu mới quen tường tận. Thì ra y là một Thầy Lang ngoài hải đảo, sáng sớm hôm nay y vào đất liền để mua dụng cụ thuốc men cho ngư dân trên đường về gặp ba gã say rượu nghênh ngang chận đường, ngôn ngữ bất đồng lại thêm ba gã đang say ỷ thế hống hách quyết dồn y vào thế bí may nhờ Tony giải cứu.
Rainy nghe chuyện với thái độ hời hợt, y lẩm bẩm:
- Hải đảo chỉ có nắng và gió chứ có gì vui mà đại huynh thích dữ vậy.
Cả ba người giới thiệu về nhau. Thầy lang có tên là Trần Tuấn, y đưa hai người đến bến cảng Sa Kỳ , một trong năm bến cảng đẹp của tỉnh Quãng Ngãi, cảng nằm ở địa bàn xã Bình Châu của khu kinh tế Dung Quất, thuộc huyện Bình Sơn
Trần Tuấn mua ba chiếc vé ra đảo Lý Sơn. Cả ba người ngồi trên tàu cao tốc đi ra đảo, nước biển xanh trong veo từ tàu nhìn xuống có thể thấy đáy biển. Một bà lão thấy người quen vồn vã chào Trần Tuấn:
-Chào Bác Sĩ, Bác Sĩ mới lên phố hôm qua nay lại về cù lao Ré rồi!
Trần Tuấn cúi chào:
-Tôi mua ít thuốc về cho bà con ở đảo thôi nên đâu cần ở lâu trên phố.
Sau 45 phút thì tàu cập bến vào Đảo Lớn nhất (Lý Sơn, cù lao Ré),
Lên bờ , Trần Tuấn diễn giải cho hai bạn đồng hành :
Phía Bắc cù lao Ré cách hơn một hải lý là đảo Bé còn gọi cù lao Bờ Bãi.
Phía Đông của đảo Lớn.là hòn Mù Cu ,
Rainy thắc mắc:
-Sao gọi Lý Sơn là Cù Lao Ré hỡ huynh?
-À vì khi xưa nơi nầy trồng toàn cây Ré tức cây Thảo Đậu khấu, giống như cây gừng nhưng mùi thơm dễ chịu hơn và hoa rất đẹp. Bây giờ vì giá trị kinh tế không cao nên loài cây nầy bị phá chỉ còn một vài gia đình trồng làm cảnh.
Đón Trần Tuấn là hai nữ y tá đó là Sương Mai và Trương Thúy Bình, hai cô đều xinh xắn và duyên dáng, nắng biển làm đôi má hai người nữ phơn phớt hồng rất đáng yêu. Cả năm người cùng đi về bệnh viện của đảo dọc bên đường là màu xanh mơn mởn nhìn xa như những cánh đồng lúa lại gần mới biết đó là màu xanh của  các loại cây gia vị: cây hành , cây tỏi và cây ngò. Thì ra cách ngày nay khoảng 25-30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành di sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên đảo có 5 hòn núi đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào. Sự phun trào và tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Hỏa sơn còn trải trên bề mặt đảo ở phía nam một lớp đất bazan màu mỡ thích hợp cho các loại cây gia vị điển hình là tỏi, hành và ngò....
Hai cô Sương Mai và TrươngThúy Bình vừa được giới thiệu tỏ ra hảo cảm với hai vị khách mới, hai cô niềm nỡ :
-Trưa nay mời hai vị thưởng thức gỏi Tỏi một đặc sản độc đáo của cù lao Ré.
Cô Sương Mai và Rainy ra vườn thảo dược của bệnh viện nhổ tỏi, cô hướng dẫn Rainy cách nhổ tỏi :
Tỏi làm gỏi phải là tỏi đực, tỏi đực có củ nhỏ xíu chứ không có múi có tép như các cây tỏi bình thường. Củ tỏi đực thẳng đuột như củ kiệu, bộ rễ thì dài thon và trắng phau. Không nuôi củ nên thân và lá tỏi đực mới to khỏe và xanh mãi . Cô và Rainy nhổ được khoảng hai mươi  củ tỏi thì cả hai vào nhà cô  cắt bỏ rễ và phần lá ngọn. Dùng dao cắt phân thành từng đoạn vừa rồi chẻ ra làm hai làm ba. Cho tỏi vào thau nước lạnh ngâm khoảng 10 phút cho sạch mủ, ngâm xong bắc lên bếp trụng vừa chín tới, vớt ra rổ để nguội và ráo nước.Trụng để khử đi mùi nồng của tỏi.Trong lúc dó, Trương Thúy Bình quạt lò than và nướng bánh tráng, xong cô bắt đầu thái cà chua và  bằm tôm làm nước sauce. Tony công tử nhìn cô làm việc vừa ngắm mấy bức tranh sơn dầu  treo trên tường mỗi bức họa ký  chữ TTB, có bức lại viết  SM, y gật gù :
- Hai cô nầy có năng khiếu về hội họa, vẽ cũng có hồn lắm .
Trương Thúy Bình và Sương Mai bày biện bàn ăn, vừa lúc đó có một kỷ sư nông nghiệp là Hải Đăng đến chơi, họ mời luôn vào bàn. Gỏi tỏi ngon là nhờ gia vị đều tay lượng nước mắm, đường ớt vừa phải, bánh tráng dòn rụm với men tỏi cay cay chấm với nước sauce chua chua ngọt ngọt cứ tan nhẹ vào đầu lưỡi rất sảng khoái. Rainy khen gia chủ;
- Món gỏi tỏi thật độc đáo, chưa ăn đã háo hức , ăn rồi không thể nào quên, vừa ngon, vừa khỏe..
Sương Mai chỉ hủ rượu tỏi trên đầu tủ:
-Còn một món biệt dược về tỏi rất đặc sắc là "rượu tỏi" nữa kìa, nhưng rượu nầy không uống xả láng như rượu thông thường , mỗi buổi sáng chỉ cần uống một muỗng cà phê là thân tâm an lạc, bách bệnh tiêu tan.
Hải Đăng nói thêm:
-Tỏi để ngâm rượu nầy không phải là tỏi thông thường, đây là đặc sản của đặc sản , loại "tỏi cô đơn" nầy chỉ duy nhất ở cù lao Ré mới có.
Cả Tony và Rainy đều ngắm nhìn hủ rượu Tỏi Cô Đơn, đúng là tỏi đặc biệt  duy nhất chỉ một tép tỏi tròn như củ hành. Để có được loại Tỏi Cô Đơn hay còn gọi là Tỏi mồ côi người dân ở đây phải lấy đất bazan của núi lửa trộn với cát trắng tinh của biển Lý Sơn làm thành ruộng tỏi. Nước dùng tưới tỏi là nước ngọt được lấy từ miệng núi lửa lớn nhất trên đảo, thường tưới vào sáng sớm.Tỏi Cô Đơn chỉ xuất hiện trên ruộng tỏi vào mùa thất. Mỗi hecta đất trồng tỏi chỉ có khoảng 2 kg tỏi cô đơn, khi thất mùa người trồng tỏi vẫn thu được sản vật hấp thụ tinh khí đất trời Lý Sơn mang tên tỏi cô đơn. Được hình thành bởi lẽ tự nhiên nên nông dân Lý Sơn có muốn tăng sản lượng hay trồng riêng Tỏi Cô Đơn cũng không thể. Vì vậy, tự bản thân nông dân trồng tỏi Lý Sơn còn xem Tỏi Cô Đơn là sản vật trong sản vật.
Hải Đăng vừa nói vừa liếc nhìn Sương Mai:
-Tôi đang nghiên cứu một phương pháp để tỏi một tép nầy thành tỏi hai tép và khi nào có kết quả sẽ đặc tên là Tỏi Chúng Mình
Trương Thúy Bình chiêu dụ anh hào:
- Chiều nay sẽ  đãi hai vị món tôm hấp nước dừa, cũng là đặc sản của cù lao Ré nầy.
Nhưng bửa ăn vừa xong , thì có hai thiếu nữ đi vào mặt xanh như tàu lá, hổn hển nói:
-Tỷ tỷ ơi! tàu gia phụ bị bọn hải tặc bắn tơi tả , may mà cố gắng lắm mới vào được bờ. Chuyến này sự nghiệp tiêu tan.
Không kịp giới thiệu nhau, mọi người cùng tiến ra bãi cá. Con tàu dài gần 50m  rộng hơn 7, mét, chiều cao mạn tàu hơn 4 mét ... Đây là con tàu cá vỏ sắt có công suất và trọng tải lớn nhất gần 600 tấn trang bị radar và các máy móc hiện đại, ngày khởi hành huy hoàng biết bao nhiêu thì ngày về tang thương chừng ấy, khắp thân tàu lỗ chổ những vết dạn chi chít chứng tỏ dã tâm của bọn hải tặc hiểm độc, trên bãi biển các ngư dân phẫn uất trước tàu cá của đồng bào mình bị uy hiếp, bởi vì đây chính là lẽ sống là tương lai và ánh sáng của cuộc đời con cháu họ. Trên những nét mặt khô khốc sạm nắng vì muối biển vẫn còn ánh mắt căm hờn của những con người vốn chất phát hiền lành.
Sương Mai và Trương Thúy Bình vỗ về hai người bạn nữ:
- Minh Dung và Ngọc Dung yên tâm trời không phụ người lành.
Họ dìu hai cô về bệnh xá, Tony công tử cầm lòng không đậu trước vẻ tiều tụy của  hai thiếu nữ y rút trong túi củ Sâm NgọcLinh 50 tuổi , bảo Trương Thúy Bình cô nương gọt sạch vỏ ngâm nước vo gạo rồi nấu nước cho hai vị cô nương bồi bổ , nhưng Ngọc Dung vội nói:
- Không , gia phụ đang đau khổ vô cùng, người không ăn uống gì cả từ trưa đến giờ, đa tạ hảo ý công tử, tiện nữ xin dành ân huệ nầy cho người .
Hai cô nương về rồi, không khí bỗng kém vui. Tony công tử cau mày:
-Không thể nào bọn hải tặc khinh thường chúng ta được. Là con cháu của  anh hùng dân tộc: Bà Trưng, Bà Triệu,  Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, vua Quang Trung... chúng ta phải nối gót tiền nhân đem hạnh phúc và ấm no cho ngư dân. .
Trần Tuấn, Hải Đăng, Trương Thúy Bình và Sương Mai hưởng ứng. Họ kể nỗi đau khổ của ngư dân trong mấy tháng nay, lửa căm thù chất đầy trong ánh mắt mọi người, Sương Mai ngạc nhiên khi thấy Rainy thư sinh đứng tách rời ra không hòa nhập khí thế yêu nước chung với mọi người, cô hỏi:
- Hình như  huynh Rainy không xót xa trước nỗi đau của đồng bào ruột thịt,
Rainy gật đầu:
- Vâng , tại hạ chỉ có thương yêu chứ không biết hận thù.
Tất cả đều kinh ngạc :
-Úy trời!
Tony hỏi tiếp:
- Hồi đi học, các thầy cô giáo bộ môn Lịch Sử không giáo dục cho đệ lòng yêu nước hay sao?
- Bộ môn Sử là bộ môn đệ ghét nhất, toàn năm tháng, số liệu, mặt trận, chiến sự...nhưng luôn luôn đệ có điểm cao nhất lớp.
Trương Thúy Bình chúm chím cười:
-Huynh lật tài liệu phải không?
-Không, nhờ thân mẫu tại hạ soạn bài tóm tắt ý chính, mốc thời gian của lịch sử thế giới và Việt Nam gói gọn trong đại gia đình của tiểu đệ.
- Nghĩa là sao ?
Ví Dụ : chiến tranh thế giới thứ hai kéo dài từ 1939- 1945, năm 1939 là năm ông Ngoại của đệ làm ăn thua lỗ, năm 1945 kết thúc chiến tranh  là năm bà Ngoại sinh dì Hai dì lớn nhất của ông Ngoại, hiệp định Geneve ký 20/7/1954 thì trước đó hai ngày mẹ của tiểu đệ được sinh ra đời.
Mọi người tức cười trước cách học Lịch Sử của Rainy thư sinh.Tony công tử hỏi tiếp:
-Đệ có ngưỡng mộ vua Hàm Nghi, vua Duy Tân đã từ bỏ cung vàng điện ngọc đẻ làm cách mạng dành độc lập cho Tổ Quốc không ?
- Người đứng đầu một nước phải mang trọng trách lo cho dân cho nước chứ?
- Huynh biết đệ chắc yêu ngôi nhà của mình, yêu mẫu thân của đệ dúng không?
Rainy gật đầu.Tony khẳng định:
- Nếu đệ yêu rộng thêm một chút khu phố mình ở , con đường đệ đi, vùng đất mà bà con đệ sống bao lâu nay thì đó chính là khởi đầu cho lòng yêu nước.
Gia đình là một tế bào của xã hội, yêu gia đình yêu quê hương chính là yêu đất nước, nhờ lòng yêu nước mà những người con của tổ quốc đã hy sinh tất cả để dân tộc độc lập và người nào có công lớn nhất trong công cuộc đấu tranh nầy chính là anh hùng dân tộc
Rainy vẫn còn mơ hồ hoang mang. Tony ráng hỏi tiếp:
- Thôi thì đệ cứ đứng bên lề cuộc đời đi, nhưng nếu mai nầy huynh chiến đấu và bị tên giặc ác ôn giết chết, đệ có hận kẻ đó có trả thù cho huynh không ?
Rainy ôn tồn nói :
- Nếu huynh chết thì đệ sẽ chết theo. Đệ cám ơn kẻ giết huynh chứ sao lại hận, người đó tạo cơ hội cho huynh đệ ta được chết trong một ngày khỏi ai phải nhớ tiếc ai ?

 Tài liệu tham khảo:
http://www.caidinh.com/trangluu/vanhoaxahoi/vanhoa/diadanhthaomoc.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_S%C6%A1n
http://toilyson.net/Tin-tuc/2384344/3/Hiem-la-toi-co-don-Ly-Son.html
http://lyson.gov.vn/lich-su-hinh-thanh-ly-son.html
http://laodong.com.vn/xa-hoi/tau-trung-quoc-dam-hong-tau-ca-ngu-dan-quang-ngai/117796.bld
aodong.com.vn/xa-hoi/tau-trung-quoc-rut-sung-bat-giu-6-ngu-dan-viet-nam-nuoc-mat-sa-huynh-222256.bld
http://giadinh.net.vn/xa-hoi/hiem-la-toi-co-don-ly-son-20121116050321174.htm
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa

Chuyện Hai Mình - TẬP TÁM


 Chuyện Hai Mình
Cùng viết: Tony & Rainy
TẬP TÁM: KHÔNG THỂ MẤT ĐƯỢC

Rainy thư sinh thấy thiên hạ cứ đau đáu về hận thù và chiến đấu y chán nản quá, nhân lúc mọi người không để ý, y lén ra khỏi bệnh viện vừa đi vừa ngắm cảnh. Trăng thượng tuần lửng lơ như chiếc thuyền thủy tinh treo trên đỉnh đầu y, làn gió mát từ biển thổi vào làm không khí ban đêm dịu mát, y nhìn về phía biển những chiếc thuyền nhấp nháy ánh đèn từ ngoài khơi đem lại một cảm giác bình yên. Những điều y nói ra ban nãy với mọi người là lạ lùng nhưng mà thực sự là như vậy, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ có người nào ghét y và y cũng chưa bao giờ phải căm ghét một cá nhân nào? cả đến khi vào đời hai chữ cơm áo cũng chưa bao giờ làm y bận tâm, giống như thời đi học trong bửa cơm y lần lượt kể cho mẫu thân những sự việc xảy ra trong ngày và nhận những lời bảo ban từ người mẹ thân thiết, nhà thường xuyên chỉ có hai mẹ con mà lúc nào
rộn rã tiếng cười, hai mẹ con trêu nhau và đùa nghịch như hai người bạn, y cảm thấy nhớ mẹ,  y thừa hưởng tính vị tha của mẹ luôn sợ làm tha nhân buồn, nên không tha nhân nào nỡ làm y buồn, bây giờ nhìn vẻ bực tức hận thù trên khuôn mặt và ngôn ngữ những người y mới quen, y đâm ra sợ hãi và cảm thấy giữa mình với họ có một khoảng cách quá xa ngay cả với vị công tử vừa kết nghĩa mà y hết lòng yêu quý. Y nhìn mặt trăng và cảm thấy hình như chị Hằng cũng đang chế nhạo y, y nhủ thầm:
-Ta bị lạc mất rồi! ta đi quá xa và quên mất lối về rồi hỡi ơi!.
Y cảm thấy buồn vô hạn, định bụng ngày mai khăn gói về nhà để mặt vị tiểu huynh ở lại.
- Đệ lén huynh ra đây để làm thơ phải không?
Y quay lại, Tony công tử đứng sau lưng từ bao giờ đang mỉn cười, y lo lắng hỏi:
- Huynh ghét đệ lắm phải không?
-Tại sao huynh lại ghét đệ?.
-Vì đệ không yêu nước như huynh và những người bạn của huynh?
Tony công tử trấn an y:
-Chẳng sao cả. Dù Đệ có làm gì chăng nữa, đâu có sao? Đệ vẫn là đệ tốt của huynh mà. Thôi đi ngủ đi. Giữ gìn sức khỏe, đừng nghĩ vẩn vơ.
Cả hai đi về. Rainy người nhìn lên , mặt trăng đang cười như vỗ về y:
- Yên tâm, ngủ đi, ngủ đi.
Sáng hôm sau, cả hai ngủ dậy hơi muộn, BS Trần Tuấn và hai cô Trương Thúy Bình và Sương Mai đã đi làm việc. Trên bàn ăn có hai tô cháo điểm tâm cho hai người. Cả hai ăn xong thì Ngọc Dung cô nương đã mời hai người đến Hội Trường để gặp các gia tộc họ Đặng, họ Võ, họ Phạm, họ Nguyễn và các vị bô lão khác.
Khi cả hai dến hội trường thì đón tiếp họ là các vị cao niên của Cù Lao Ré, các vị niềm nở hỏi thăm hai người đêm qua ngủ có ngon không? xong một vị họ râu dài cám ơn Tony công tử trong buổi sơ giao mà đã tặng họ thảo dược quý:
À thì ra ông lão nầy là Nguyễn lão gia thân phụ của Ngọc Dung và Minh Dung cô nương. Tony công tử cúi đầu đáp lễ, có lẽ được nghe câu chuyện đêm qua nên các bô lão trọng vọng Tony công tử nhiều hơn Rainy thư sinh.
Phạm lão gia nói luôn một hơi:
-Bọn hải tặc nầy hiện nay đang đóng quân ở nhóm đảo Bãi Cát Vàng, cách Cù Lao Ré chúng ta theo đường chim bay khoảng 123 hải lý. Thật ra nhóm đảo Bãi Cát Vàng nguyên thủy là của chúng ta được xác định chủ quyền từ đời các vua triều Nguyễn, bọn giặc nầy lợi dụng địa thế hải đảo xa xôi nên chiếm cứ đã gần bốn mươi năm, thi hành chiến thuật vừa ăn cướp
vừa la làng, càng ngày càng sinh tệ, nghề đánh cá là nghề nuôi sống gia đình của ngư dân các huyện hải đảo , bọn hải tặc còn nhẫn tâm phá hoại ăn cướp nguồn lợi biển lâu nay của nhân dân Việt Nam ta.
Đặng lão gia thì đưa cho Tony công tử coi  Một sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ gần 200  năm qua.
Tony công tử vốn uyên thâm về Hán học nên y dịch cho Rainy và các vị tường tận:
- Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Bãi Cát Vàng vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835). Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Bãi Cát Vàng để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này. Triều đình từ thời đó cũng đã xác định đây là công việc rất quan trọng, được phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Bãi Cát Vàng
Nhìn sắc chỉ bằng chữ Hán cũ kỷ được gia phả họ Đặng trân trọng gìn giữ gần 200 năm nay mọi người ai ai cũng xúc động thậm chỉ có vị bô lão lấy tay chùi nước mắt.
Đặng lão gia sụt sùi kể lại hành trình giữ biển của tổ tiên ngày trước, hào khí không thua gì các phi vụ Thần công của Nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai:
-Trước khi giong buồm vượt biển Đông, các thành viên của hải đội Bãi Cát Vàng được gia đình, họ tộc làm lễ "tế sống", gọi là Lễ khao lề tế (thế) lính Bãi Cát Vàng Lễ này thường diễn ra vào tháng 2 và 3 hằng năm ở đảo Cù Lao Ré. Mỗi người lính được tạc một hình nhân để thế mạng và chôn vào các ngôi mộ gió, bởi chuyến đi của họ giống như cuộc ra đi của Kinh Kha trên bờ Dịch Thủy năm xưa

Ở Cù Lao Ré ngày nay, vẫn còn vô vàng những ngôi mộ gió này. Các hải đội  nối tiếp nhau đến Bãi Cát Vàng trên những chiếc ghe bầu được đóng bằng gỗ chò mà người xưa hay gọi là tiểu điếu thuyền. Ghe chỉ rộng khoảng 3m, dài hơn 10m, chở được 10 người. Nương theo chiều gió, ghe căng ba cánh buồm cùng với sức chèo đi khoảng ba ngày ba đêm thì đến đảo Bãi Cát Vàng. Ngoài lương thực, nước uống được mang theo tạm đủ dùng trong 6 tháng, những người lính còn bắt cá, chim làm lương thực trong suốt chiều dài hải phận. Trước khi ra đi, các thành viên không quên mang theo bên mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, quê quán, phiên hiệu hải đội. Mỗi người còn chuẩn bị một chiếc chiếu, dây mây, nẹp tre để lo hậu sự cho chính mình nếu không thể trở về đất liền.
Rainy thư sinh vốn là người dễ mũi lòng. Khí thế hận thù không làm y rung động nhưng khi nghe câu chuyện những người lính thú xa xưa lênh đênh trên hải đảo không hẹn ngày về thì y rưng rưng ngấn lệ.
Tony công tử đề nghị:
-Không thể để cho bọn hải tặc lộng hành mãi được. Chúng ta phải dành lại những gì mà cha ông ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu mới có được vùng trời vùng biển hôm nay.
Các bô lão thở dài:
- Gia đình chúng tôi chỉ là những ngư dân không có tấc sắt cầm tay trong khi bọn hải tặc tàu chiến lớn, quân đội đông , súng ống nhiều, dù hận thấu xương nhưng không biết gì để bảo vệ.
Nguyễn trưởng lão than:
- Mình chỉ là châu chấu làm sao đá xe được.
Tony công tử cười chúm chím:
Nghịch cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng
Lịch sử đá chứng minh ta đã nhiều lần đá xe, và không những làm xe nghiêng mà còn làm xe mất hồn chạy biến. Nối gót tiền nhân, chúng ta phải cho bọn ăn cướp nầy một bài học để nhớ đời .
Các bô lão đồng thanh:
-Chúng tôi nguyện đi theo công tử để rửa mối nhục nầy, không thể nào để bọn chúng phách lối mãi được.
Tony công tử hỏi:
-Từ đây ra sào huyệt bọn hải tặc đi mấy canh giờ.
- Nếu đi nhanh khoảng bốn canh giờ nếu đi chậm khoảng năm sáu canh giờ.
-Được rồi, bây giờ ta giả danh tàu đánh cá, thử quan sát vị trí bọn nầy ra sao rồi sau đó tìm phương thức hữu hiệu nhất để tốc chiến tốc thắng
Mọi người lật đật tìm cho hai vị khách một tàu đánh cá trung bình, chủ tàu là một thanh niên có làn da rám nắng đen dòn có biệt hiệu Rái Cá.
Rainy vui miệng hỏi:
-Rái Cá tên đặc biệt , chắc huynh bơi lội giỏi lắm.
Thanh niên cười xòa :
-Không những bơi giỏi mà tôi còn lặn tự do - lặn không có khí tài - (khí tài dụng cụ hỗ trợ việc thở dưới nước ) tối đa 5 phút nếu có khí tài thì hơn một tiếng ở độ sâu 40m.
Tony công tử hỏi:
-Ở đảo được mấy người như anh.
Rái Cá cười xòa:
-Dân biển mà, ai cũng biết bơi , ai cũng biết lặn, nhưng lặn giỏi thì chỉ có tui với Rái Em.
Tàu lướt trên biển xanh, những con cá chuồn bay vi vút trên biển rộng rất đẹp mắt, trên nền trời trong xanh vài cánh chim hải âu bay lượn điểm xuyết vài cụm mây trắng bay lang thang cảnh trí thật nên thơ. Ánh nắng quái buổi chiều loang loáng trên mặt biển nhấp nhô như chơi trốn bắt với đàn cá biển thật thú vị.
Rainy hỏi:
-Nơi nầy cá rất nhiều sao mình không đánh bắt đi xa chi cho gặp hải tặc.
-Cá ở vùng nầy giá trị kinh tế không cao, đóng một cái thuyền tốn gần bạc tỷ mà tiền là tiền vay nếu làm ăn nhỏ đủ đắp đổi qua ngày tiền đâu trả nợ.
Đi khoảng bốn canh giờ thì Rái Cá đưa hai ống dòm cho TonyRainy, y nói:
-Hai vị muốn khảo sát gì thì nhìn qua ống dòm tới gần tụi nó bắn rát lắm , chịu không nỗi.
Vừa nói xong thì tàu đổi hướng theo chiều ngang, theo hương ống dòm hai người Rái Cá diễn giải:
-Chúng ta đang ở nhóm  đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn, đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính, trong đó đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (khoảng 2,3 km2).Cụm An Vĩnh còn có đảo Cây. Bên cạnh đó, cụm An Vĩnh còn có các đảo khác như: đảo Bắc, đảo Nam, đảo Giữa, đảo Đá ở phía tây bắc đảo Phú Lâm; cồn Cát Tây, cồn Cát Nam.
Khi tàu chuyển về hướng Nam , Rái Cá nói tiếp :
- Bây giờ chúng ta đang ở nhóm đảo Nhóm Trăng Khuyết (hay còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm): có hình cánh cung hay lưỡi liềm gồm có các đảo Cát Vàng, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm, trong đó có đảo Cát Vàng dài 950m, rộng khoảng 650m, diện tích 0,32 km2. Nhóm đảo Lưỡi Liềm ngoài 5 đảo trên còn có 4 đảo
nhỏ như đảo Ba Ba, đảo Xà Cừ, và các đá như Hải Sâm, đá Lồi, đá Chim Yến, đá Bạch Quy. Hai đảo Hữu Nhật và Quang Ánh mang tên công thần họ Phạm đã hy sinh trong lần ra biển thời triều Nguyễn, mộ gió của hai vị nầy còn ở Cù Lao Ré. Đảo san hồ gần Cù Lao Ré nhất là đảo Tri Tôn hồi chưa có bọn hải tặc chúng tôi hay đến đó lượm san hô đủ màu về tặng cho mấy cô gái ở đảo.
Rái Cá dơ tay chỉ về phía đông của nhóm Trăng Khuyết là Nhóm Linh Côn Các đảo thuộc nhóm này không  ai tới vì phải qua vòng rào của bọn hải tặc, đời ba tui có tới đó mấy lần Lớn nhất ở đây là đảo Linh Côn, diện tích chừng 1,62km2, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh kéo dài về phía nam Phía tây nhóm đảo Linh Côn còn có đá Tháp. Phía nam,
tây nam còn có các bãi Quảng Nghĩa, Châu Nhai, Tân Mê, Bồng Bay, Ốc Tai Voi, La Mác.
Tony đưa ống dòm quan sát một hồi, y nói:
Đảo nào cũng có cắm cờ của bọn hải tặc, nhưng sinh hoạt hình như chủ yếu ở nhóm đảo Trăng Khuyết và An Vĩnh, nhưng trong hai nhóm đảo nầy mỗi nhóm chỉ độ từ ba đến năm đảo là tập trung quân đội và người ở, còn lại chỉ là cắm cờ để phô trương thanh thế
Rái Cá gật đầu:
- Công tử thật rành, đúng đó đa số là đảo san hô không có nước ngọt , địa hình lại nhấp nhô làm sao bọn chúng ở được , nhưng ngư dân biết vậy mà không dám tới vì ở đảo Phú Lâm và Bãi Cát Vàng bọn chúng có ra đa , có sân bay, tàu thuyền lớn chúng còn hù dọa ngư dân là chúng có con mắt thần ở khắp nơi...
Tony công tử bực tức la lớn :
-Láo, láo quá.
Thấy rằng việc thăm dò như vậy cũng vừa đủ, Tony công tử ra hiệu cho Rái Cá quay thuyền về, màn đêm buông xuống, các ngọn điện của các tàu đánh cá ven bờ bắt đầu sáng trưng, nhưng khuôn mặt Tony công tử đăm chiêu, không biết y đang nghĩ điều gì, Rainy cũng trầm ngâm y có cảm tưởng cả hai đang bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới vô cùng nguy hiểm.

 Tài liệu Tham khảo:
http://www.truclamyentu.info/tlls_hoangsatruongsa/hoangsatruongsavietnam63.htm
http://biendong.tuoitre.vn/hoi-dap-ve-bien-dong/512960/Cac-cum-dao-chinh-tren-quan-dao-Hoang-Sa.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sahttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Newly-announced-documents-certifying-vietnam-sovereignty-at-paracels-islands--05142009150007.html
http://www.baomoi.com/doi-hoang-sa-thoi-phong-kien-da-xac-lap-chu-quyen-bien-dao-ra-sao/c/14000662.epi

Chuyện Hai Mình- TẬP CHÍN


Chuyện Hai Mình
Cùng viết: Tony & RainyTẬP CHÍN: HUYẾT CHIẾN KINH HOÀNG
NHẠC: LÀNG TÔI

Chiếc thuyền trở về Cù Lao Ré gần nửa khuya, khi họ về bệnh xá thì mâm cơm đã dọn sẳn tự bao giờ. Trương Thúy Bình và Sương Mai thấy họ về mừng rỡ, các cô vội hâm cơm và đồ ăn. Trần Tuấn trách Tony :
- Hừ ! hừ! đi ra đảo lớn mà không rủ người ta đi theo để bàn đại sự.
Tony công tử giật mình:
-Ừ nhỉ! Tại hạ thật vô ý, quên mất huynh và hai cô nương đây.
Năm người cùng quây quần bên mâm cơm, Rainy áy náy:
-Bắt các vị chờ cơm, huynh đệ chúng tôi thật hồ đồ.
Trần Tuấn xề xòa:
-Không sao? càng đông người ăn mới vui.
Thật ra bửa cơm nầy không vui, dù rằng tài nấu bếp của hai cô không tầm thường, thức ăn là hải sản của biển khơi nhưng mọi người dường như ăn cho có lệ, ăn xong Trần Tuấn dem bản đồ Quần đảo Cát Vàng cho Tony đối chiếu, đúng như Rái Cá nói, ban chiều họ chỉ quan sát hai nhóm An Vĩnh và Lưỡi Liềm, còn nhóm Linh Côn họ chưa tới được vì bị ngăn cách bởi hai nhóm trên muốn thấy phải qua vòng rào của bọn hải tặc. Rainy sau một ngày rong ruổi trên biển khơi , y cảm thấy mệt và đi ngủ sớm mặc cho mấy người bàn chuyện quốc gia đại sự. Đến ba giờ sáng, y thức giấc thấy đèn vẫn sáng choang,Tony đang ngồi miệt mài với những tấm bản đồ và những cuốn sách, mồ hôi lấm tấm trên trán Tony,  trong phòng chỉ có một cái quạt điện Tony đã nhường cho tiểu đệ rồi. Tony công tử vẫn mê say nghiên cứu những trận hải chiến trên Thái Bình Dương, y không để ý sự hiện diện của Rainy, mãi đến khi Rainy lấy tờ bìa của một tấm bích chương quãng cáo các loại thuốc nhỏ mắt xếp lại làm quạt phe phẩy sau lưng y, y mới giật mình:
-Sao đệ không ngủ, phải giữ gìn sức khỏe chứ? lại nghĩ vẩn vơ gì phải không?
-Sao huynh không ngủ, huynh cũng cần giữ gìn sức khỏe chứ bộ?
- Đệ ốm yếu hơn huynh nhiều đệ phải giữ sức khỏe chứ?
- Nhưng mà huynh cũng cần giữ sức khỏe để lo việc lớn, huynh không ngủ thì đệ cũng thức.
Tony công tử đành chìu bạn, lên giường nằm mà y vẫn trăn trở khôn nguôi. Sáng hôm sau, trong lúc Rainy còn mơ màng giấc điệp, Tony công tử dậy thật sớm, y hỏi Trần Tuấn:
-Huynh có biết võ công không ?
Trần Tuấn cười :
- Nếu đệ biết chút võ thì hôm nọ đâu có bị mấy tên say rượu bắt nạt, nhưng Hải Đăng thì rất rành về Việt Võ Đạo [Vovinam] đấy. Y đã được Hồng đai rồi.
Tony mừng rỡ:
-Vậy là trời đã thương chúng ta.
Sau đó, y hỏi thăm về tình hình xã hội của Cù Lao Ré, nắm bắt số nhân lực cần thiết để sử dụng, dặn dò Trần Tuấn và Hải Đăng chuẩn bị công việc cho hai mươi ngày sắp tới, xong y kêu Rainy dậy chuẩn bị lên đường.
Rainy vẫn còn muốn ngủ, y hỏi:
-Đi đâu hỡ huynh?
- Về nhà đệ.
-Huynh về nhà đệ hỡ?
-Không đệ về nhà đệ, còn huynh đi tìm bằng hữu. Ngày một tháng sáu âm lịch ta sẽ gặp nhau nơi đây?
-Rainy cười:
-Nếu đệ về mà mẫu thân không cho đi nữa thì sao?
- Thì một tuần sau buổi chiều ta lại gặp nhau ở Đồi Hoàng Hoa nếu huynh còn sống.Rainy lắc đầu lia lịa:
- Huynh đừng nói gỡ, đệ không nghe đâu? Đệ sẽ cố xin phép mẫu thân để gặp huynh ngày đầu tháng sáu âm lịch.
- Nhớ xin phép chứ dừng trốn đấy nhé.
Hai người từ giả huynh muội hải đảo đáp tàu về đất liền. Đến bờ, Rainy đưa kiếm cho Tony, y từ chối:
-Đệ cứ giữ để phòng thân dọc đường.Khỏi lo cho huynh, nếu cần một nhánh cây, một viên sỏi cũng là vũ khí của huynh. Hai người bịn rịn chia tay nhau, Rainy nói:
- Huynh đợi khi nào không thấy bóng đệ nữa thì huynh mới khởi hành nghen.Tony tủm tỉm gật đầu.
Mười tám ngày sau, khi Rainy đáp tàu ra Cù Lao Ré thì Tony đã có mặt trước đó bốn ngày. Trong số một ngàn người bằng hữu của y có cả Lan Cô nương, Thanh Vân và Hoàng Vân cô nương, một vị nữ hiệp trắng như tuyết chính là Tuyết Hoa cô nương, các kĩ sư, bác sĩ, và có cả một phi công dân sự đang trong thời kỳ nghĩ dưỡng sức. Trong số hai chục ngàn người
trên đảo, thì hơn một nửa là phụ nữ và trẻ em. Lực lượng ngư dân khoảng ba ngàn rưởi người, nhưng y chỉ chọn một ngàn người có sức khỏe, trẻ trung, cọng với một ngàn thân hữu của y thì lực lượng chiến đấu là hai ngàn người. Cứ một vị bằng hữu huấn luyện sơ về các thế võ căn bản để ngư dân tự vệ, Tuyết Hoa cô nương huấn luyện họ cách phóng châm, cô chỉ chuẩn bị cho số kim châm khoảng một ngàn người nay lực lượng đông gấp đôi cô bị lúng túng, Trần Tuấn liền lấy những mũi kiêm tiêm cho cô hỏi:
- Dùng loại nầy là kim châm được không?
- Qúa tốt.
Vậy là bao nhiêu mũi kim tiêm chưa dùng và đã dùng rồi trong thùng rác đều được bung ra phục vụ. Ai cũng nghĩ ngày một tháng sáu âm lịch là ngày ra quân, nhưng không, tại Cù Lao Ré nghĩa quân vẫn tập luyện không ngừng. Phụ nữ lo nấu cơm phục vụ những chàng trai bầu nhiệt huyết dâng trào, khí thế  bừng bừng. Tony vừa chỉ huy vừa hướng dẫn một ngàn quân tấn công vị trí chiến lược nhất là nhóm Trăng Khuyết. Hải Đăng thống lĩnh một ngàn quân còn lại phụ trách nhóm An Vĩnh. Trương Thúy Bình và Sương Mai cô nương và năm trăm phụ nữ ở hậu phương Cù Lao Ré lo việc bếp núc để đón các chiến binh khi trở về. Rainy thấy thanh Đồ Long đao được Tony mang theo bên mình, y hỏi :
-Huynh có lên đỉnh Ngọc Linh gặp Hồng Ngọc cô nương hả?
Tony gật đầu:
-Vâng , trong trận chiến này cả Đồ Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm đều có sứ mệnh lịch sử.
Sáng  ngày mùng bốn tháng sáu năm Qúy Tỵ tức ngày 11/7/2013 , mọi người ra thắp hương hai mộ gió mang tên hai vị công thần triều Nguyễn đã hy sinh trong hải đội Cát Vàng năm xưa, hai người mà tên tuổi đã gắn liền với hai đảo San hô: Hữu Nhật và Quang Ánh.Trước khi lên thuyền, Tony công tử hỏi Rainy:
- Đệ có muốn đi chiến đấu không? nếu không đệ cứ ở lại Cù Lao Ré chờ tin huynh.
Rainy hạ quyết tâm:
- Nơi nào có bước chân của huynh thì có bước chân của đệ.
Tony hỏi tiếp:
- Đệ có xin phép mẫu thân hay trốn đấy.
- Có , đệ có xin phép thân mẫu, mẹ đệ nói đệ sát cánh với huynh thì mẹ mới yên lòng. Thật ra Rainy nói dối, y không dám kể chuyện kết nghĩa với Tony cho thân mẫu nghe, và nhất là tham gia trận chiến hôm nay lại càng không? Y chỉ xin phép Mẹ mấy ngày ra Cù Lao Xanh để cắm trại với các bạn .
Rainy thư sinh hỏi lại Tony công tử:
- Trước giờ khởi hành , huynh có nhớ ai không ? có nhắn nhủ gì với người ấy không? Một bóng hình yểu điệu thoáng qua trong tâm trí Tony nhưng chàng lắc đầu:
-Không, huynh chẳng vướng bận vì ai cả? Đó là lần đầu tiên cả huynh đệ họ đều lừa dối nhau .
Đúng ngọ, hai chiếc thuyền đánh cá ra khơi chở hai chục người đi tiền trạm trong đó có hai thợ lặn là Rái Cá và Rái Em cùng hai thanh kiếm quý, một kĩ sư viễn thông, một kĩ sư điện và các tay thợ giỏi, mỗi người cột ngang lưng một vòng dây Hà Thủ Ô, thuyền của họ sẽ cập bến đảo Đá Bắc
Tiếp theo, 100  chiếc thuyền dưới sự điều khiển của Hải Đăng Trần Tuấn, Lan cô nương và Tuyết Hoa cô nương đội nầy sẽ ghé nhóm đảo An Vĩnh.Mỗi người cũng thắt ngang lưng một vòng dây Hà Thủ Ô
Cuối cùng 100 chiếc thuyền do Tony hướng dẫn với Rainy , Thanh Vân và Hoàng Vân và một con heo con da sừng cứng ngẳt, mỗi người ở hải đội nầy cũng cột ngang lưng một vòng dây Hà Thủ Ô, đội này sẽ trực chỉ nhóm Lưỡi Liềm..
Đến 8 giờ tối, mặt trăng non đã chuẩn bị lặn, tất cả đã đến mục tiêu, đặc biệt trên hai đảo Lớn Phú Lâm và Cát Vàng ánh đèn màu huyền ảo, tiếng nhạc vang lừng ngất ngây.Thì ra hôm nay là ngày lễ Hàng Hải của bọn hải tặc, sau khi làm lễ buổi sáng liên hoan trưa và chiều, buổi tối là yến tiệc liên hoan, hiện giờ chúng đang khiêu vũ theo điệu nhạc.Vì chủ quan và tự tin nên bọn chúng không canh phòng cẩn mật. Tony đã tính toán kỹ, chàng đang đợi hiệu lệnh của nhóm Rái Cá và Rái Em, đúng chín giờ đêm các hải đội lấn sâu vào các đảo thêm nửa hải lý mà vẫn không bị phát hiện, lúc đó trăng non đã lặn bầu trời tối thui, hai tiếng nổ lớn vang lên, đèn điện các đảo tắt hết, nghĩa quân đã tiến sát vào đảo và tràn lên bờ, con chí là người đi tiên phong, trừ những người quấn dây Hà Thủ Ô có mùi hương quen thuộc, nó gặp ai là cắn nấy, tiếng la hét vang trời.
Tony đã lên được đảo, theo sau là Rainy, Thanh Vân, Hoàng Vân và các dũng sĩ với các mũi lao, trong bóng tối cả hai bên không biết ai là thù ai là bạn, các nghĩa quân không ngoan hơn họ cứ ôm ngang lưng gặp vòng dây Hà Thủ Ô là biết phe ta còn nếu trúng nịt lưng thì biết là phe địch tha hồ chém, Thanh Vân và Hoàng Vân ôm mớ kiêm tiêm mon men theo các căn phòng, nhà kho, thấy phòng nào có hơi thở người tiếng rục rịch mở khóa là các cô phóng phi châm , nhờ đó cô khám phá ra kho đạn dược của hải tặc, lúc ấy đã gần nửa đêm, trời vẫn tối mù mịt, Thanh Vân để Hoàng Vân đứng canh, cô đi tìm nhà bếp và cách đó không xa mấy chục cái lẫu mini đang chuẩn bị bửa khuya cho hải tặc, cô tìm diêm quẹt và bưng hai cái lẫu đến căn nhà Hoàng Vân đang canh cô liệng vào, những tiếng nổ lốp đốp vang lên và kho đạn bùng cháy, kho đạn nổ là một thắng lợi của nghĩa quân nhưng cũng là bất lợi cho họ vì qua ánh sáng lòa hải tặc đã biết kẻ địch và tìm cách giao đấu, không còn dùng súng đạn được nữa, hai bên xáp lá cà chiến đấu với nhau. 
Cũng nhờ ánh sáng Rái Cá và Rái Em nhìn thấy Tony công tử, họ trao Bảo đao và thanh kiếm quý cho chàng, sau một giờ  họ lặn xuống đáy biển dùng đao và kiếm quý quý chặt đứt cáp quang làm tê liệt hệ thống internet, phá hủy mạng Wifi và 3G giữa các đảo, cũng chính hải đội tiền trạm nầy khi lên bờ tạo ra sự cố chập điện, cúp điện toàn bộ quần đảo, phải nói công lớn thuộc về đội tiền trạm nầy. Tony chỉ phân công họ chừng đó thôi và họ có quyền trở lại Cù Lao Ré nghĩ ngơi nhưng họ vẫn chia làm hai tốp, một nhóm về nhóm đảo An Vĩnh một nhóm về Bãi Cát Vàng tham gia với anh em. Và cũng qua ánh lửa Rainy lần đầu nhìn thấy Hoàng Vân xinh đẹp lạ thường đang giao đấu với một tên hải tặc, võ công tên nầy cao hơn Hoàng Vân rất nhiều, y nhảy vào trợ giúp Hoàng Vân cô nương, hai người đánh một nhưng tên hải tặc vẫn không nao núng, hắn vừa đánh vừa líu lo:
- Cố lên, cố lên, ta sẽ bắt về làm phu nhân.
Lợi dụng lúc y đang ba hoa, Hoàng Vân phóng ngay mũi lao vào ngực hải tặc, y nhếch mình né tránh nhưng cánh tay bị thương máu tuông xối xã, nộ khí xung thiên y rút cây bút ám sát nhắm vào Hoàng Vân bắn hai phát, thì ra bọn nầy tuy dự tiệc nhưng luôn đề phòng nhau chúng không mang theo súng đạn nhưng tên nào cũng có một cây bút ám sát dắt túi áo, Hoàng Vân ngã nhào nhưng cũng kịp rút kim châm phóng vào ngực y.
Rainy chạy lại đở bạn, y thấy máu thì tối tăm mặt mũi, Hoàng Vân đã kiệt sức, y mấp máy:
- Huynh, nhớ vuốt mắt cho muội, nhanh lên, nhanh lên.
Rainy chần chừ vì y biết sau cái vuốt tay của y là vị cô nương sẽ chết, y khóc nức nở:
- Muội, muội đừng chết.
Đôi mắt Hoàng Vân đẹp não nùng, thần sắc y dợt dạt nhưng y vẫn chờ, cuối cùng thì y thở hắt ra. Rainy đưa bàn tay vuốt mắt bạn, Hoàng Vân rùng mình, hai mắt nhắm vĩnh viễn Rainy không ngờ cái chết đến nhanh như vậy y khóc sướt mướt ôm Hoàng Vân trong tay, y thầm thì với người đã mất mặc cho thiên hạ chém giết nhau...
Nói về con Chí, nó tung hoành trên đảo tha hồ cắn hải tặc, súng ám sát bắn bao nhiêu phát cũng không hề hấn gì vì nó có lớp da sừng cứng như đá, bọn hải tặc sau phút kinh hoàng đã bình tỉnh trở lại tìm cách tiêu diệt con Chí nghĩ mãi không ra, họ đổ dầu ăn cho nó trơn để ngã đăng ụp lưới bắt sống không ngờ con Chí gặp dầu như mèo gặp mỡ nó hút hết dầu ăn tăng thêm năng lượng nó lại càng hùng hổ hơn, về sau một tên cướp chợt nghĩ ra y hét lên:
- Dùng xăng đốt con heo nầy.
Lập tức, hai ba tên làm mồi nhử con Chí chạy vào kho xăng, con Chí mắt bẩy đuổi theo, khi vào đến kho xăng, bọn họ châm lửa đốt, cả kho xăng bùng lên kèm theo tiếng kêu não nùng của con Chí, nó mang thân lửa chạy vào các phòng tìm nước ngâm mình làm bật lên một trận hỏa hoạn kinh hồn, những người bị thương không chạy kịp cũng bị thiêu cháy vì lửa. Ngọn lửa sáng quá soi đường cho tên chỉ huy, y và một viên phi công đang cùng nhau ra hàng không mẫu hạm để lái máy bay trốn thoát
Tony chặn đường tên chỉ huy, tên nầy rút Hoàng Long bảo kiếm của y ra đâm thẳng về phía Tony công tử, hai tay Tony lồng lộng Đô Long Đao và Ỷ Thiên Kiếm làm thành một vòng hào quang phủ quanh người, Thanh Long bảo kiếm chạm vào Đồ Long đao kêu keng một tiếng, nếu kiếm thường đã gãy rồi nhưng kiếm của y là kiếm vàng chuôi nạm ngọc nên không sao cả, Tony công tử cũng buộc miệng khen thầm :
- Đúng là kiếm quý.
Tony công tử xoay người, đao và kiếm xoay theo y, tên chỉ huy biết một kiếm khó thắng hai nên y lẹ làng móc túi cây bút ám sát hai lướng bắn Tony, đạn trúng kiếm đạn rơi chứ kiếm không hề hấn gì, tức thì thanh kiếm Hoàng Long bay ngang, múa dọc rồi nhắn đỉnh đầu Tony chém thẳng, đây chính chiêu Hải Âu Xạ Kích, Tony cũng xử dụng chiêu Song Kiếm Nhất Chiếu, cả bảo đao và kiếm quang của y đẩy mạnh Thanh kiếm của đối phương, lần thứ hai trường kiếm của đối phương rung nhẹ nhưng tay y thì run bần bật, y biết chiêu thức và nội lực mình thua xa đối phương, quýnh quá y túm một một tên lính của y liệng vê phía Tony rồi quay mình chạy thục mạng ra biển, không ngờ đón đường y là Thanh Vân  cô nương nàng phóng một mớ kim châm, tên chỉ huy ngã sấp xuống, thanh kiếm quý giá mà y quý hơn mạng sống của mình cắm xuống đất.
Ở nhóm đảo An Vĩnh, đội Trần Tuấn và Hải Đăng may mắn hơn, họ gặp sức kháng cự yếu hơn vì phần lớn các quan ở nhóm nầy đều sang nhóm Lưỡi Liềm để dự tiệc  Khi điện và hệ thống thông tin viễn liên tắt là lúc đó tên phó tướng của đảo đang chơi bài với thuộc cấp, y biết là có biến y lật đật huýt còi tụ tập binh lính, nhưng từ lâu binh lính đã quen với cảnh cướp bóc của ngư dân nên bọn chúng vừa đi ra sân vừa ngáp, những tên lính tuần tự trúng độc châm của Lan cô nương sắp hàng nằm im rơ, Viên phó tướng chưa kịp nên nòng đạn đã bị Hải Đăng dùng thế Song Phi đá bay súng, y tức quá lao mình vào Hai Đăng theo thế Bồ Cạp Vần Cát, cánh tay y như dài ra móc họng đối phương Hải Đăng xử dụng Long Hổ Quyền, y lướt chân phải lên thành Đinh tấn phải, tay phải chém lối 1 vào cổ đối phương.Viên phó tướng cuối đầu khỏi thế của Hải Đăng, bây giờ y xử dụng tay trái móc hàm Hải Đăng. Hải Đăng vẫn Đinh tấn phải, tay trái đấm múc vào bụng đối phương, cùng lúc tay phải thu về thắt lưng.Tay trái viên phó tướng bị hụt, y dùng chân trái,đá thẳng vào bụng Hải Đăng, Hải Đăng né được tương kế đá thẳng chân trái vào ngực đối phương.Viên tướng né mình tránh khỏi, y chưa hoàn hồn thì Hải Đăng lại hạ chân trái xuống, Trảo mã phải, tay trái chém chặn tay đối phương, tay phải gạt số 2 chặn đá tạt trái của đối phương.
Lần nầy viên phó tướng trúng thương nặng. Hải Đăng bồi tiếp, y lướt chân trái lên Đinh tấn trái cùng lúc tay trái xỉa vào cuống họng và tay phải xỉa vào bụng đối phương viên phó tướng ngã quỵ, Tuyết Hoa cô nương vỗ tay:
-Việt Võ Đạo danh hư bất truyền.
Thấy phó tướng bị thua và  hơn nửa quân số bị trúng tên độc, số còn lại xin hàng. Lúc ấy trên trời, một chiếc máy bay chao đảo như say rượu rồi rơi xuống biển, thì ra đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất tại đây có một cầu tàu dẫn ra hàng không mẫu hạm của bọn hải tặc, một số sĩ quan cấp cao của của hải tặc nhân lúc nhóm người Trần Tuấn không rành về địa thế đảo, bọn họ lén chạy ra cầu tầu hối thúc viên phi công bay lẹ để chạy trốn, viên phi công mất bình tỉnh, lạng quạng để máy bay rơi
xuống, vậy là bất chiến tự nhiên rơi, tàn quân còn lại không dám mơ tưởng chuyện chạy trốn. Trần Tuấn bắt họ chỉ kho vũ khí, kho lương thực, nghĩa quân trói tay, bắt dẫn đường sang nhóm đảo Linh Côn, nhóm đảo nầy chỉ có một tiểu đội canh chừng ngọn hải đăng cho tàu bè thấy đường ra vào, nên việc khống chế rất dễ dàng, Lan cô nương mang theo một số cờ, cô bắt bọn hải tặc kéo cờ chúng xuống và kéo cờ Việt Nam lên tất cả các đảo của nhóm An Vĩnh và nhóm Linh Côn, họ để sáu trăm người ở lại canh giữ từ binh, còn bốn trăm người bơi thuyền chi viện cho nhóm Tony.
[còn tiếp] 
 Tài liệu Tham khảo:
http://vothuat.vn/cac-mon-phai/vovinam/tim-hieu-ve-vovinam-viet-vo-dao.html
http://vovinamthainguyen.vn/?dnt=/view/post/&post=2017
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_C%C3%A1t_T%C6%B0_H%C3%A3n
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sa